QUAN CHỨC CSVN ĂN HỐI LỘ MÀ "KHÔNG VỤ LỢI" THÌ KHÔNG CÓ TỘI
Posted: Sun Nov 26, 2023 9:55 pm
QUAN CHỨC CSVN ĂN HỐI LỘ MÀ "KHÔNG VỤ LỢI" THÌ KHÔNG CÓ TỘI
HÀ NỘI Việt Nam (NV) – Độc giả các báo nhà nước tại Việt Nam ngạc nhiên khi có một số quan chức nhà nước đã ăn hối lộ trong vụ án Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB nhưng lại “không bị xử lý hình sự.”
Các báo tại Việt Nam cho hay bảy thành viên trong đoàn thanh tra của Cục Thanh Tra, Giám Sát Ngân Hàng thuộc Ngân Hàng Nhà Nước không bị Bộ Công An “xem xét trách nhiệm hình sự” mà chỉ bị “đề nghị xử lý về Đảng và chính quyền…” và một cựu tổng giám đốc ngân hàng SCB cũng thoát tội.
Bảy người “không bị xử lý hình sự” gồm: Ông Lại Văn Bách, bà Bùi Vũ Hồng Trang, bà Phạm Thị Thùy Linh (thành viên đoàn thanh tra, Kiểm Toán Nhà Nước); ông Phạm Quốc Linh, Phạm Hồng Linh, bà Nguyễn Lan Hương (thành viên đoàn thanh tra, Cơ Quan Thanh Tra Giám Sát Ngân Hàng) và bà Nguyễn Hà Linh (thành viên đoàn thanh tra, cán bộ Thanh Tra Chính Phủ).
Liên quan trong vụ Vạn Thịnh Phát, cho đến ngày 26 Tháng Mười Một, có 86 ông bà gồm từ các chức sắc cầm đầu hệ thống ngân hàng SCB, đến chức sắc nhà nước đã bắt tay với nhau lũng đoạn thị trường tín dụng thương mại trong một thời gian dài. Hậu quả của vụ việc được mô tả lớn nhất từ trước tới nay khi các con số cả triệu tỉ đồng được công bố trên mặt báo qua sự đạo diễn của bà Trương Mỹ Lan, người cầm đầu hệ thống kinh tài Vạn Thịnh Phát.
Bà Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Cục Thanh Tra – Giám Sát Ngân Hàng II thuộc Ngân Hàng Nhà Nước, bị đề nghị truy tố tội “nhận hối lộ” $5.2 triệu. Ông Nguyễn Văn Du, cựu quyền Chánh Thanh Tra Cơ Quan Thanh Tra Giám Sát Ngân Hàng Nhà nước bị cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” dù không nhận tiền hay loại quà gì. Ngoài hai người vừa kể, 16 ông bà có trách nhiệm thanh tra SCB bị đề nghị truy tố tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì có nhận tiền hối lộ.
Lý do bảy thành viên của đoàn thanh tra Ngân Hàng Nhà Nước không bị khởi tố được thấy giải thích trên tờ Dân Trí ngày 26 Tháng Mười Một là tuy họ “có những sai phạm trong quá trình thanh tra và nhận tiền” nhưng “vai trò của họ là cấp dưới, đồng thời chỉ tham gia một phần việc nhất định.”
Về số tiền ăn hối lộ, tờ Dân Trí nói “ông Thịnh, bà Hương và ông Linh chủ động khai báo có 4 lần nhận tiền, trong đó 2 lần trả lại, mỗi người nhận và sử dụng 100 triệu đồng (khoảng hơn $4,100); bà Nguyễn Hà Linh khai báo được SCB đưa tổng $6,000 và 50 triệu đồng (gần $2,100); ông Bách, bà Trang và bà Thùy Linh khai được SCB đưa nhận $9,000 và 100 triệu đồng mỗi người.”
Điều 364 Luật Hình Sự CSVN về tội “đưa hối lộ” quy định “người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào” dù là tiền hay vật phẩm khác bị phạt nhẹ nhất là ba năm tù treo đến nặng nhất là 20 năm tù.
Tội nhận hối lộ, điều 354 Luật Hình Sự CSVN nói ăn hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên thì bị tù từ 2 năm đến nặng nhất là tù chung thân hay tử hình. Còn cái tội “môi giới hối lộ” theo điều 365 thì cũng bị tù đến 15 năm.
Nhiều độc giả tờ Dân Trí ngạc nhiên khi thấy báo này đưa tin mấy ông bà của đoàn thanh tra Ngân Hàng Nhà Nước tuy phạm tội hiển nhiên nhưng lại được chống chế là “không vụ lợi” để khỏi bị tù.
Độc giả tên Do Bui Sy viết “Sướng nhỉ…! Nhận tiền hối lộ và được tiêu sướng tay nhưng được cho là vô tội là vì… bị cấp trên ép.” Độc giả Nguyen Khoa viết: “Giá như ngay từ đầu thanh tra không nhận hối lộ thì vụ án đã được phơi bày, đâu có cơ hội cho bà Lan gây thiệt hại nặng nề như vậy. Dân nghèo lao động vất vả tháng 5-7 triệu, ở đây thất thoát triệu tỷ VNĐ, con số quá khủng khiếp.”
Đôc giả Aladinvn viết: “Xử lý hình sự từ 2 triệu trở lên. Ăn cắp cái điện thoại 2.5 triệu là dính án rồi. Lợi dụng chức vụ nhiệm vụ nhận hàng trăm triệu mà lại không bị xử lý hình sự thật khó hiểu.” Độc giả tên Hung đề nghị “khép 7 người này vào tội bao che không tố giác.”
Độc giả hst viết: “7 cán bộ này đều có trình độ cao, mức độ nhận thức cao, đã nhận hối lộ, có thể là không tố giác tội phạm nữa…nên không thể vô can được.”
Ngoài 7 thành viên đoàn thanh tra được “miễn tố hình sự” kể trên, Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB, là người chuyển số tiền $5.2 triệu cho bà Đỗ Thị Nhàn, cục trưởng Cục Thanh Tra, Giám Sát Ngân Hàng của Ngân Hàng Nhà Nước, không bị truy cứu tội “đưa hối lộ” (trung gian) vì “thành khẩn khai báo.”
Độc giả Xuân Lai bình luận trên tờ Thanh Niên: “Miễn truy cứu Võ Tấn Hoàng Văn đồng phạm về tội đưa hối lộ sẽ bỏ sót tội phạm, khi Văn đã có hành vi tích cực thực hiện và tội phạm hối lộ số tiền $5.2 triệu đã được tổ chức và thực hiện hoàn thành. Mỹ Lan giữ vai trò chủ mưu; Hoàng Văn giữ vai trò của người thực hiện (nếu không tham gia bàn bạc với Mỹ Lan). Lý do không khởi tố Hoàng Văn như báo nêu là không khách quan…”
Trên tờ Dân Việt, độc giả Bill Nguyễn bình luận: “Tội đưa và nhận hối lộ đều vi phạp pháp luật đã được qui định rõ trong luật, việc không truy tố ông Hoàng Văn là sai lầm của cơ quan tố tụng, khai báo thành khẩn và hợp tác không đồng nghĩa với tha tội.”
Không riêng gì bình luận của mạng xã hội “lề trái” mỉa mai cái hệ thống tư pháp không theo một chuẩn mực pháp lý nào tại Việt Nam, người dân trong nước cũng không phải không nhìn thấy.
HÀ NỘI Việt Nam (NV) – Độc giả các báo nhà nước tại Việt Nam ngạc nhiên khi có một số quan chức nhà nước đã ăn hối lộ trong vụ án Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB nhưng lại “không bị xử lý hình sự.”
Các báo tại Việt Nam cho hay bảy thành viên trong đoàn thanh tra của Cục Thanh Tra, Giám Sát Ngân Hàng thuộc Ngân Hàng Nhà Nước không bị Bộ Công An “xem xét trách nhiệm hình sự” mà chỉ bị “đề nghị xử lý về Đảng và chính quyền…” và một cựu tổng giám đốc ngân hàng SCB cũng thoát tội.
Bảy người “không bị xử lý hình sự” gồm: Ông Lại Văn Bách, bà Bùi Vũ Hồng Trang, bà Phạm Thị Thùy Linh (thành viên đoàn thanh tra, Kiểm Toán Nhà Nước); ông Phạm Quốc Linh, Phạm Hồng Linh, bà Nguyễn Lan Hương (thành viên đoàn thanh tra, Cơ Quan Thanh Tra Giám Sát Ngân Hàng) và bà Nguyễn Hà Linh (thành viên đoàn thanh tra, cán bộ Thanh Tra Chính Phủ).
Liên quan trong vụ Vạn Thịnh Phát, cho đến ngày 26 Tháng Mười Một, có 86 ông bà gồm từ các chức sắc cầm đầu hệ thống ngân hàng SCB, đến chức sắc nhà nước đã bắt tay với nhau lũng đoạn thị trường tín dụng thương mại trong một thời gian dài. Hậu quả của vụ việc được mô tả lớn nhất từ trước tới nay khi các con số cả triệu tỉ đồng được công bố trên mặt báo qua sự đạo diễn của bà Trương Mỹ Lan, người cầm đầu hệ thống kinh tài Vạn Thịnh Phát.
Bà Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Cục Thanh Tra – Giám Sát Ngân Hàng II thuộc Ngân Hàng Nhà Nước, bị đề nghị truy tố tội “nhận hối lộ” $5.2 triệu. Ông Nguyễn Văn Du, cựu quyền Chánh Thanh Tra Cơ Quan Thanh Tra Giám Sát Ngân Hàng Nhà nước bị cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” dù không nhận tiền hay loại quà gì. Ngoài hai người vừa kể, 16 ông bà có trách nhiệm thanh tra SCB bị đề nghị truy tố tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì có nhận tiền hối lộ.
Lý do bảy thành viên của đoàn thanh tra Ngân Hàng Nhà Nước không bị khởi tố được thấy giải thích trên tờ Dân Trí ngày 26 Tháng Mười Một là tuy họ “có những sai phạm trong quá trình thanh tra và nhận tiền” nhưng “vai trò của họ là cấp dưới, đồng thời chỉ tham gia một phần việc nhất định.”
Về số tiền ăn hối lộ, tờ Dân Trí nói “ông Thịnh, bà Hương và ông Linh chủ động khai báo có 4 lần nhận tiền, trong đó 2 lần trả lại, mỗi người nhận và sử dụng 100 triệu đồng (khoảng hơn $4,100); bà Nguyễn Hà Linh khai báo được SCB đưa tổng $6,000 và 50 triệu đồng (gần $2,100); ông Bách, bà Trang và bà Thùy Linh khai được SCB đưa nhận $9,000 và 100 triệu đồng mỗi người.”
Điều 364 Luật Hình Sự CSVN về tội “đưa hối lộ” quy định “người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào” dù là tiền hay vật phẩm khác bị phạt nhẹ nhất là ba năm tù treo đến nặng nhất là 20 năm tù.
Tội nhận hối lộ, điều 354 Luật Hình Sự CSVN nói ăn hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên thì bị tù từ 2 năm đến nặng nhất là tù chung thân hay tử hình. Còn cái tội “môi giới hối lộ” theo điều 365 thì cũng bị tù đến 15 năm.
Nhiều độc giả tờ Dân Trí ngạc nhiên khi thấy báo này đưa tin mấy ông bà của đoàn thanh tra Ngân Hàng Nhà Nước tuy phạm tội hiển nhiên nhưng lại được chống chế là “không vụ lợi” để khỏi bị tù.
Độc giả tên Do Bui Sy viết “Sướng nhỉ…! Nhận tiền hối lộ và được tiêu sướng tay nhưng được cho là vô tội là vì… bị cấp trên ép.” Độc giả Nguyen Khoa viết: “Giá như ngay từ đầu thanh tra không nhận hối lộ thì vụ án đã được phơi bày, đâu có cơ hội cho bà Lan gây thiệt hại nặng nề như vậy. Dân nghèo lao động vất vả tháng 5-7 triệu, ở đây thất thoát triệu tỷ VNĐ, con số quá khủng khiếp.”
Đôc giả Aladinvn viết: “Xử lý hình sự từ 2 triệu trở lên. Ăn cắp cái điện thoại 2.5 triệu là dính án rồi. Lợi dụng chức vụ nhiệm vụ nhận hàng trăm triệu mà lại không bị xử lý hình sự thật khó hiểu.” Độc giả tên Hung đề nghị “khép 7 người này vào tội bao che không tố giác.”
Độc giả hst viết: “7 cán bộ này đều có trình độ cao, mức độ nhận thức cao, đã nhận hối lộ, có thể là không tố giác tội phạm nữa…nên không thể vô can được.”
Ngoài 7 thành viên đoàn thanh tra được “miễn tố hình sự” kể trên, Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB, là người chuyển số tiền $5.2 triệu cho bà Đỗ Thị Nhàn, cục trưởng Cục Thanh Tra, Giám Sát Ngân Hàng của Ngân Hàng Nhà Nước, không bị truy cứu tội “đưa hối lộ” (trung gian) vì “thành khẩn khai báo.”
Độc giả Xuân Lai bình luận trên tờ Thanh Niên: “Miễn truy cứu Võ Tấn Hoàng Văn đồng phạm về tội đưa hối lộ sẽ bỏ sót tội phạm, khi Văn đã có hành vi tích cực thực hiện và tội phạm hối lộ số tiền $5.2 triệu đã được tổ chức và thực hiện hoàn thành. Mỹ Lan giữ vai trò chủ mưu; Hoàng Văn giữ vai trò của người thực hiện (nếu không tham gia bàn bạc với Mỹ Lan). Lý do không khởi tố Hoàng Văn như báo nêu là không khách quan…”
Trên tờ Dân Việt, độc giả Bill Nguyễn bình luận: “Tội đưa và nhận hối lộ đều vi phạp pháp luật đã được qui định rõ trong luật, việc không truy tố ông Hoàng Văn là sai lầm của cơ quan tố tụng, khai báo thành khẩn và hợp tác không đồng nghĩa với tha tội.”
Không riêng gì bình luận của mạng xã hội “lề trái” mỉa mai cái hệ thống tư pháp không theo một chuẩn mực pháp lý nào tại Việt Nam, người dân trong nước cũng không phải không nhìn thấy.